top banner

Những “sự thật” bạn cần biết khi chọn ổ cứng SSD cho PC gaming

Nội dung bài viết

Một vài sai lầm phổ biến của các game thủ khi build PC gaming là chi quá nhiều tiền cho SSD, lãng phí tiền bạc không đúng với nhu cầu thay vì đầu tư cho các thành phần quan trọng khác như card đồ họa, hoặc mua phải ổ HDD chậm.

Hiểu được tầm quan trọng giữa nhu cầu, chi phí, hiệu suất và công suất, MKL Quốc tế sẽ cùng bạn tìm hiểu một số “fact” mà bạn cần biết khi chọn mua SSD cho PC gaming.

Dù nhu cầu của bạn là giảm thời gian tải để đánh rank hay đơn giản là tìm một SSD đáng tin cậy, giá phải chăng, thì với sự đa dạng của thị trường, vẫn sẽ có một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Mục tiêu là tìm SSD hiệu suất để build PC gaming mà không phải chi tiêu quá nhiều. Điều này giúp bạn tiết kiệm tiền để lựa chọn CPU mạnh mẽ, giúp cải thiện đáng kể khả năng chạy game nặng cho máy.

SSD có thực sự quan trọng với PC gaming không?

Đề cập đến SSD gaming, đặc biệt là các dòng SSD hiệu suất cao của các thương hiệu lớn, đề tài thường xoay quanh những lợi thế mà các công nghệ mới như Microsoft DirectStorage cung cấp. API này cho phép tải tài nguyên game trực tiếp từ SSD vào GPU, bỏ qua CPU và có khả năng giảm tình trạng tắc nghẽn. Mục đích ban đầu là FPS cao hơn và thời gian tải ngắn hơn.

gpu cua o cung ssd pc gaming

Đầu năm 2023, game PC đầu tiên sử dụng DirectStorage được phát hành – “Forspoken”. Tech Testers – nhà sáng tạo nội dung về công nghệ đã tiết lộ nhiều điều thú vị. Đó là họ hầu như không tìm thấy sự khác biệt về FPS giữa SSD SATA, SSD PCIe Gen 3 và SSD PCIe Gen 4, ngay cả khi sử dụng RTX 4090 hàng đầu. Các ổ cứng nhanh nhất chỉ nhanh hơn khoảng 4 FPS, cải thiện khoảng 5% do với ổ HDD truyền thống.

Đối với thời gian tải game, có thể bạn sẽ mong đợi sự cải thiện đáng kể với ổ SSD có thông số cao hơn. Tuy nhiên, các thử nghiệm từ nhiều đơn vị cho thấy bất kể là SSD nào, ngay cả những ổ SATA đời cũ hơn, đều chỉ chênh lệch thời gian tải khoảng vài giây. Đây là một sự khác biệt hầu như không thể nhận ra đối với trải nghiệm thực tế của người dùng. Chúng tốt hơn nhiều so với HDD, nhưng lại không khác biệt rõ rệt so với nhau, bất kể công nghệ SSD là gì.

Tất nhiên, dữ liệu này chỉ đến từ một tựa game DirectStorage năm 2023 và các bản phát hành trong tương lai có thể tận dụng công nghệ SSD hiệu quả hơn.

Trong một chủ đề “Does a Faster SSD Matter for Gamers??” của kênh Youtube Linus Tech Tips, có thể thấy hiệu suất giữa SSD SATA, SSD NVMe và SSD PCIe Gen4 gần như bằng nhau. Đến nỗi người xem có thể sẽ thấy PC dùng SSD SATA nhanh hơn cả PC dùng SSD PCIe 4.0 NVMe.

Điều này chứng minh rằng việc cải thiện hiệu suất bằng cách nâng cấp chuẩn SSD sẽ không đạt được kết quả như bạn kỳ vọng.

Những kiến thức cơ bản của ổ cứng SSD cho PC gaming

Trước hết, nếu cần thiết, bạn có thể tìm hiểu ổ cứng SSD là gì.

Ổ cứng PC có ba loại chính: ổ cứng HDD truyền thống kết nối qua cáp SATA; ổ cứng SSD SATA thường có chuẩn định dạng 2.5 inch (nhưng cũng có chuẩn M.2); và ổ SSD M.2 NVMe đang là loại nhanh nhất.

Mặc dù từ giữa năm 2023, giá ổ cứng SSD đã tăng liên tục, tuy nhiên nó vẫn khá rẻ so với thời mới ra mắt, khiến ổ cứng HDD không còn là lựa chọn ưu tiên. SSD NVMe cung cấp tốc độ vượt trội và hiện nay, dung lượng cũng không còn là vấn đề. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng cả hai loại ổ cứng để tối ưu giữa việc lưu trữ dữ liệu lạnh và dữ liệu nóng.

Tốc độ và hiệu suất của ổ cứng SSD

tốc độ trung bình của các loại ổ cứng ssd

— So sánh tốc độ trung bình của các ổ cứng SSD phổ biến trên thị trường. (Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể xê dịch nhưng không nhiều).

Độ bền của SSD

Đối với ổ cứng SSD, độ bền và khả năng chịu đựng là những yếu tố quan trọng, nhất là khi nhu cầu hiệu suất cao. Trước đây người dùng sẽ không quá quan tâm về độ bền của HDD hoặc SSD SATA (I hoặc II) vì hầu như người ta sẽ không khai thác hết ngưỡng của chúng. Tuy nhiên, với sự ra đời của SSD M.2 NVMe, vấn đề về độ bền đã trở nên cấp bách hơn.

Không giống như các ổ cứng SSD SATA có vỏ tản nhiệt tích hợp (heatsink), ổ cứng SSD M.2 NVMe mỏng hơn và không phải lúc nào cũng đi kèm với heatsink. Điều này có nghĩa là chúng thường hoạt động ở nhiệt độ cao hơn do lượng điện chạy qua chúng tăng lên. Theo thời gian, nhiệt có thể làm suy giảm NAND, chip điều khiển và chip nhớ, ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất của SSD.

TBW và DWPD

Các nhà sản xuất (NSX) thường nhấn mạnh hai số liệu chính: TBW (Terabyte đã ghi)DWPD (Số lần ghi ổ cứng mỗi ngày). Những số liệu này giống như một loại cam kết từ nhà sản xuất rằng ổ SSD sẽ duy trì hiệu suất trong suốt thời gian bảo hành, thường là 5 năm.

TBW biểu thị tổng lượng dữ liệu có thể ghi vào ổ cứng trong suốt thời gian sử dụng mà không làm giảm hiệu suất. Trong khi đó, DWPD biểu thị tỷ lệ dung lượng ổ cứng có thể ghi vào mỗi ngày trong suốt thời gian bảo hành.

Điều cần thiết là phải tuân thủ các hướng dẫn sử dụng này vì NSX theo dõi hoạt động của ổ cứng. Nếu ổ cứng bị lỗi trong thời gian bảo hành, họ sẽ kiểm tra xem ổ cứng có bị sử dụng quá mức không. Nếu bạn vượt quá giới hạn TBW hoặc DWPD, điều này có thể làm mất hiệu lực bảo hành.

SSD có bộ nhớ đệm tăng cường

Một sự thật có thể ai cũng biết đó là dung lượng thực tế của SSD khó mà đạt đến thông số như NSX công bố. Điều này xảy ra là do khả năng cung cấp quá mức. Tức là nó dành một phần dung lượng lưu trữ để làm bộ đệm, nhằm tăng cường hiệu suất và xử lý dữ liệu.

Tính năng này đặc biệt phổ biến trong SSD Data Center hay SSD Enterprise. Ví dụ, một ổ cứng được công bố 500GB thực tế chỉ cung cấp 480GB. Không gian còn lại được phân bổ cho cung cấp quá mức. Mặc dù nó có thể cải thiện hiệu suất và độ bền của SSD, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý để trừ hao khi mua ổ cứng.

Chất lượng NAND ảnh hưởng đến hiệu suất

Chip NAND có nhiều loại, bao gồm SLC, MLC, TLC và QLC. Trong đó SLC cung cấp hiệu suất và độ bền tốt nhất nhưng có dung lượng thấp và giá thành cao.

Ngược lại, QLC đóng gói nhiều dữ liệu hơn vào ổ cứng với chi phí thấp hơn nhưng hiệu suất và độ bền giảm. TLC NAND tạo ra sự cân bằng giữa dung lượng, hiệu suất và giá cả, khiến nó trở thành lựa chọn ưa thích của hầu hết người dùng. Những tiến bộ như 3D NAND đã củng cố sự cân bằng này bằng cách thêm các lớp lưu trữ theo chiều dọc, cung cấp nhiều dung lượng lưu trữ dữ liệu hơn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.

Các loại SSD cho PC gaming

Sẽ có nhiều loại ổ cứng SSD trên thị trường được thiết kế với những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cùng xem xét 2 loại ổ cứng SSD thông dụng dành cho PC.

Ổ cứng SSD SATA

Các SSD chuẩn SATA-III thường được kết nối bằng cáp SATA. Nó có khả năng chạy tới 600 megabyte mỗi giây. Ổ đĩa thể rắn (hay SSD), có hai loại đầu nối khác nhau: đầu nối SATA truyền thống và đầu nối M.2, cắm trực tiếp vào bo mạch chủ.

SSD SATA sử dụng cùng interface với ổ cứng HDD, và được hưởng lợi từ công nghệ bộ nhớ flash. Điều này cho phép chúng hoạt động ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với HDD và có tính tương thích như một HDD. Hầu hết các SSD SATA hiện đại đều gần đạt đến khả năng băng thông tối đa của giao diện SATA3.

ổ cứng sata3 dành cho pc gaming

SATA SSD có chuẩn định dạng. Chuẩn đầu tiên là ổ 2,5 inch nổi tiếng. Nó trông giống như phiên bản mỏng hơn của ổ cứng HDD. Dạng thứ hai là chuẩn M.2 nhỏ gọn hơn, kết nối trực tiếp vào khe cắm M.2 trên bo mạch chủ.

Mặc dù có chuẩn định dạng và phương pháp kết nối khác nhau, cả hai loại SSD SATA đều cung cấp mức hiệu suất tương tự nhau trong phạm vi của giao thức SATA3. Tuy nhiên, với sự phát triển của các tựa game hiện nay, đặc biệt là các game AAA, ổ cứng SSD SATA-III không còn được ưa chuộng như trước. Thay vào đó, các nhà build PC có xu hướng sử dụng ổ cứng SSD M.2 PCIe NVMe với tốc độ cao hơn, nhưng giá thành cũng đắt hơn (trên cùng mức dung lượng).

Ổ cứng SSD M.2 PCIe NVMe

Kích thước của chuẩn M.2

Ổ cứng SSD M.2 không chỉ có một kích thước. Khi cân nhắc nên mua loại ổ cứng nào, hãy bắt đầu với kích thước của nó. Phần lớn SSD M.2 NVMe trên thị trường hiện nay là chuẩn 2280, có chiều rộng 22mm và chiều dài 80mm.

Tuy nhiên, chúng cũng có size nhỏ hơn 2230 (rộng 22 mm x dài 30 mm) đến size lớn hơn 22110 (rộng 22 mm x dài 110 mm). Hầu hết các bo mạch chủ chính thống đều có kích thước 2280, vì vậy việc tuân thủ tiêu chuẩn đó sẽ đảm bảo khả năng tương thích với hầu hết các bản dựng.

kích thước của các ổ cứng ssd m2

Tốc độ

Ổ cứng SSD M.2 NVMe sử dụng giao thức PCIe trên bo mạch chủ. Nó có tốc độ tối đa khác nhau tùy thuộc vào Gen. Tốc độ Gen của PCIe quyết định tốc độ truyền dữ liệu giữa bo mạch chủ và các thiết bị như SSD M.2 NVMe. SSD PCIe Gen 3 hiện đang được sử dụng rộng rãi, với giá giảm đáng kể và có thể nhanh hơn tới sáu lần so với SSD SATA.

ổ cứng ssd samsung m2 pcie 3 nvme dành cho pc gaming — Ổ cứng Samsung SSD M.2 PCIe Gen 3 NVMe có tốc độ đọc lên đến 3500MB/s

SSD PCIe Gen 4 giá thành sẽ cao hơn nhưng cũng cung cấp tốc độ gấp đôi so với PCIe Gen 3. Tuy nhiên, tốc độ “lên đến” vẫn là một khái niệm không tuyệt tối, không đảm bảo của bất kỳ ổ PCIe Gen 4 nào. Ổ PCIe Gen 5 là loại mới nhất trên thị trường, vẫn rất đắt và thường yêu cầu các giải pháp tản nhiệt mạnh mẽ. Chúng cung cấp tốc độ lý thuyết gấp đôi tốc độ của ổ Gen 4.

Ngoài ra, PCIe có khả năng tương thích ngược. Ví dụ, ổ Gen 3 sẽ hoạt động trong khe cắm bo mạch chủ Gen 5 và ổ Gen 5 sẽ hoạt động trong khe cắm Gen 3, nhưng cả hai đều sẽ hoạt động ở tốc độ Gen 3 thấp hơn trong các trường hợp này.

Khả năng tương thích

Kiểm tra khả năng tương thích của SSD với CPU và bo mạch chủ là điều cần thiết, đặc biệt là đối với PCIe. Tất cả CPU và bo mạch chủ ngày nay có khe cắm M.2 đều hỗ trợ PCIe Gen 3.

Tuy nhiên, để có tốc độ cao hơn của SSD PCIe Gen 4 hoặc Gen 5, bo mạch chủ và CPU của bạn đều phải hỗ trợ các tiêu chuẩn này.

Lấy CPU dòng Ryzen 5000 làm ví dụ: chúng hỗ trợ PCIe Gen 4, nhưng chỉ khi bo mạch chủ, cụ thể là dòng 500, cũng hỗ trợ Gen 4 trong khe cắm M.2.

Nếu bạn lắp đặt SSD Gen 5 NVMe như vậy, nó sẽ chỉ hoạt động ở tốc độ Gen 4 vì phần cứng không được trang bị cho tốc độ Gen 5. Do đó, SSD Gen 5 sẽ hoạt động, nhưng sẽ không đạt được tốc độ tối đa do giới hạn thế hệ PCIe của CPU và bo mạch chủ.

Cân nhắc giá cả dựa trên nhu cầu

Với các tựa game AAA hiện có thể yêu cầu tới 100GB hoặc hơn, bạn nên sử dụng tối thiểu 1GB để làm ổ SSD khởi động – ổ SSD mà bạn cài đặt cho chi phí thấp. Đối với ngân sách tầm trung hoặc cao hơn, hãy nhắm đến ít nhất SSD 2TB.

Tất nhiên, trên thị trường, bạn vẫn có thể tìm thấy các ổ SSD có sẵn ở dung lượng 128GB, 256GB hoặc 512GB. Tuy nhiên, với kích thước tệp game lớn, các ổ SSD dung lượng thấp này sẽ nhanh chóng đầy.

Và nếu bạn có thể đầu tư nhiều hơn nữa, SSD 4TB hoặc 8TB sẽ mang lại trải nghiệm thoải mái hơn.

Đối với việc build PC cho các công việc chuyên môn cao, như PC video editing, PC đồ họa, hay PC lập trình, hãy bắt đầu với ít nhất 1TB dung lượng. Dung lượng càng lớn sẽ càng giúp bạn thoải mái trong công việc, miễn là ngân sách của bạn cho phép.

Các PC hỗ trợ những quy trình sản xuất video chuyên nghiệp hơn, tốt nhất hãy sử dụng cùng lúc 2 hoặc nhiều ổ cứng. Một ổ cứng để khởi động hệ thống, một ổ cứng chuyên dụng làm chỗ ghi tạm để chỉnh sửa video và một ổ cứng khác để lưu trữ tệp video lâu dài hơn. Điều này không chỉ giúp tổ chức mà còn tối ưu hóa hiệu suất bằng cách phân bổ khối lượng công việc trên nhiều ổ cứng.

Nội dung bài viết
Tìm kiếm

Giỏ hàng

Sản phẩm gợi ý

Ghi chú đơn hàng
Xuất hóa đơn công ty
Hẹn giờ nhận hàng
Chọn mã giảm giá